AN TOÀN GIAO THÔNG CHO NỤ CƯỜI TRẺ THƠ NĂM HỌC 2019 – 2020

1

I. Các văn bản chỉ đạo giáo dục ATGT năm học 2019 – 2020

  1. Biên bản thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2018 – 2023.
  2. Công văn số 4326/BGDĐT-GDTH ký ngày 23/9/2019 về việc triển khai chương trình giáo dục “ATGT cho nụ cười trẻ thơ” năm học 2019 – 2020.

Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19/02/2019 về tăng cường bảo đảm trật tự ATGT và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019 – 2022, trong đó quy định: “Nhiệm vụ cụ thể đối với BGDĐT: hoàn thiện chương trình tài liệu giảng dạy và đưa nội dung pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và văn hóa giao thông vào chương trình chính khóa dưới hình thức tích hợp vào nội dung các môn học và hoạt động giáo dục từ giáo dục mầm non đến giáo dục phổ thông”.

2

 

3

  • Các căn cứ triển khai:

Kiến nghị số 1831/KN-UBTP14 ngày 30/03/2019 của Ủy ban Tư Pháp của Quốc hội về các giải pháp hạn chế tai nạn giao thông, vi phạm pháp luật và tội phạm xâm phạm an toàn giao thông, trong đó đã ghi rõ: “Kiến nghị BGDĐT phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng đổi mới chương trình và bộ tài liệu giảng dạy về ATGT đảm bảo thiết thực, hiệu quả với từng lứa tuổi, cấp học….”

Kế hoạch số 417/KH-BGDĐT ngày 17/03/2019 về tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông trong trường học giai đoạn 2019 – 2021, trong đó có nhiệm vụ: “Các đơn vị tiếp tục rà soát chương trình, nghiên cứu sửa đổi bổ sung, hoàn thiện tài liệu giảng dạy ATGT chính khóa hiện hành cho phù hợp hơn về nội dung, lứa tuổi cấp học và thời lượng giảng dạy của các cấp học theo lộ trình xây dựng và thực hiện sách giáo khoa chương trình giáo dục phổ thông mới”.

Kế hoạch số 415/CTPH/UBATGTQG-BGDĐT ngày 09/09/2019 về Chương trình phối hợp tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông học sinh, sinh viên giai đoạn 2019 – 2024, có nội dung: Tăng cường tuyên truyền và hướng dẫn HSSV kỹ năng tham gia giao thông an toàn, văn hóa giao thông; Tập huấn nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ về ATGT cho giáo viên từ cấp học Mầm non, Tiểu học, Trung học…

II. Chương trình “ATGT cho nụ cười trẻ thơ” cấp Tiểu học

2.1 Giới thiệu chương trình “ATGT cho nụ cười trẻ thơ”

  1. Mục đích:

Nâng cao ý thức an toàn giao thông và kỹ năng tham giao giao thông an toàn cho học sinh cấp tiểu học

  1. Mục tiêu:

Sau khi được học chương trình “ATGT cho nụ cười trẻ   thơ”, học sinh có đủ hiểu biết và kỹ năng tham gia giao thông an toàn

  1. Đối tượng:

Học sinh Tiểu học từ lớp 1-5

  1. Phạm vi:
  • Năm học 2008 – 2019: Triển khai tại 19 tỉnh/thành phố (học sinh lớp 3,4,5)
  • Năm học 2019 – 2020: Triển khai tại 41 tỉnh/thành phố (học sinh lớp 1-5)

4

 

5

2.2 Tài liệu “ATGT cho nụ cười trẻ thơ”

  1. Tài liệu “ATGT cho nụ cười trẻ thơ” dành cho học sinh

* Cơ sở xây dựng tài liệu “ATGT cho nụ cười trẻ thơ

  • Cơ sở phát triển tài liệu:
  1. Thực trạng giao thông liên quan đến trẻ em.
  2. Luật giao thông đường bộ hiện hành.
  3. Nội dung phù hợp với nhận thức của các em.
  4. Hình thức, tranh vẽ hấp dẫn & phương pháp giảng dạy sinh động.
  • Ban biên soạn tài liệu:
  1. Bộ Giáo dục & Đào tạo.
  2. Ủy ban ATGT Quốc gia.
  3. Cục Cảnh sát giao thông – Bộ Công an.
  4. Công ty Honda Việt Nam.
  • Tài liệu “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” có thể sử dụng thay thế các tài liệu giáo dục về ATGT khác trong nhà trường
  • Tài liệu giảng dạy kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực hành với hình ảnh sinh động, hấp dẫn sẽ thu hút các em học sinh

6

 

7

 

8

 

9

 

10

 

112. Tài liệu tham khảo dành cho giáo viên

  • Mục đích:

Gợi ý giáo viên cách thu hút học sinh vào bài giảng, gợi ý cách thức tổ chức  các hoạt động thực hành, góc Vui học và cung cấp các thông tin tham khảo về ATGT & Luật giao thông đường bộ.

12

  1. Số lượng bài: 12 bài tương ứng với 12 bài trong sách học sinh.
  2. Thiết kế từng bài:
    1. Mục tiêu bài học.
    2. Đồ dùng dạy học.
    3. Thời lượng gợi ý.
    4. Các hoạt động dạy và học chủ yếu.
    5. Tài liệu tham khảo và điều luật liên quan.

Dựa trên cuốn tài liệu tham khảo này, giáo viên có thể xây dựng bài giảng phù hợp với học sinh và tình hình giao thông địa phương.

13

14

  1. Phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học
  • Khai thác tối đa tranh tình huống giao thông ở mặt trước mỗi bài.
  • Tăng cường tính tự chủ của học sinh qua việc đặt câu hỏi cho các em trả lời.
  • Tăng cường hoạt động nhóm, hoạt động thực hành.
  • Sáng tạo các trò chơi ATGT.
  • Tổ chức dạy học trong và ngoài lớp, gắn kết với tình hình giao thông tại địa phương.

III. Giới thiệu Hội giao lưu “ATGT cho nụ cười trẻ thơ” dành cho học sinh và giáo viên cấp Tiểu học.

15

  1. Đối tượng dự thi (dự kiến)

Tất cả giáo viên các khối lớp 1 – 5 và tất cả học sinh khối lớp 3 – 5 thuộc 41 tỉnh/thành phố triển khai chương trình giáo dục “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” cấp Tiểu học năm học 2019 – 2020.

  1. Nội dung
  • Đối với học sinh: Kiến thức an toàn giao thông, Luật Giao thông đường bộ, các kĩ năng tham gia giao thông an toàn.
  • Đối với giáo viên: Kiến thức an toàn giao thông, Luật Giao thông đường bộ, xây dựng kế hoạch bài dạy; dạy thử nghiệm bài đã xây dựng kế hoạch.
  • Địa điểm tổ chức Vòng Chung kết và Lễ trao giải: Sẽ thông báo sau.

(Bộ GD ĐT sẽ có Công văn hướng dẫn chi tiết tới các Sở  GDĐT)

IV. Kế hoạch triển khai chương trình “ATGT cho nụ cười trẻ thơ” năm học 2019 – 2020

16

17

4.3  Nhà trường triển khai giảng dạy đại trà

– Học sinh: Toàn bộ học sinh lớp 1 – 5 của trường.

– Thời gian: Từ ngay sau khi Tập huấn giáo viên cấp tỉnh & Vui học ATGT đến tháng 12/2019.

– Hình thức gợi ý:

  • Tổ chức ngoại khóa.
  • Tổ chức hoạt động trải nghiệm.
  • Tổ chức dạy thành tiết học trong khung thời gian của các tiết ngoài giờ lên lớp, lồng ghép, tích hợp vào một số môn học khác.
  • Tổ chức hoạt động giao lưu về nội dung an toàn giao thông bằng các hình thức phong phú….
  • Các Sở/Phòng GDĐT tự chủ động phân bổ theo kế hoạch giảng dạy tại địa phương.

4.4 Hoạt động dự giờ tại các trường

  • Mục đích: Sở/ Phòng GDĐT, Đại diện Honda Việt Nam(HEAD) tham dự cùng trao đổi góp ý để nâng cao chất lượng giảng dạy.
  • Số tiết dự giờ: Tối thiểu 01 tiết/tỉnh
  • Trường tổ chức giảng dạy: Do Sở GDĐT chỉ định và thông báo với trường từ trước.
  • Người dự giờ: Sở/Phòng GDĐT, Đại diện Honda Việt Nam(HEAD), giáo viên các trường khác trong tỉnh.

18

4.5 Hoạt động đánh giá hành vi học sinh sau giảng dạy

  • Mục đích: Kiểm chứng mức độ tiếp thu và tuân thủ pháp luật về trật tự ATGT của học sinh.
  • Hình thức: Đánh giá và tự đánh giá hành vi tham gia giao thông của học sinh bằng nhiều hình thức do trường tự chủ động.
  • Người đánh giá: Giáo viên, học sinh, phụ huynh, xã hội, …
  • Đặc biệt nhấn mạnh vai trò của việc phối hợp với phụ huynh trong công tác giảng dạy và giám sát hành vi tham gia giao thông của học sinh.

19

Nguồn       

Huỳnh Văn Thảo