Trong tất cả các nghề tôi thích nhất là nghề giáo – là một nghề cao cả, có cả niềm vui lẫn nỗi buồn, có nhiều kỷ niệm khó quên, bản thân vào ngành rất lâu nhưng chuyên môn vẫn là chương trình lớp 1.
Nơi tôi công tác là Trường Tiểu học Tân Hộ Cơ 1 thuộc địa bàn xã giáp ranh biên giới đất bạn Cam-pu-chia, là vùng nông thôn còn nghèo, vùng nước nổi theo mùa gia đình phải kiếm kế mưu sinh.
Hình ảnh mùa nước nổi.
Tuy có nhiều khó khăn nhưng vào năm học 2012 – 2013 nhà trường đã hòa nhập 04 em học sinh khuyết tật vào lớp 1. Riêng lớp 1A tôi đảm nhiệm hai em đó là Cao Chí Tình và Cao Chí Nghĩa – là anh em song sinh. Hai em đều bị khuyết tật về vận động tứ chi, chậm phát triển trí tuệ, hai chân yếu, khó khăn cho việc đi lại, hai tay khó hoạt động, độ mắt rất kém, bất ổn về tinh thần, ngôn ngữ kém, nói chậm, các em ít nói, ít tiếp xúc với bạn. Mặc dù tất cả mọi việc đều khó khăn cả bản thân em, Ban Giám Hiệu trường, gia đình, giáo viên chủ nhiệm nhưng đến cuối năm học 2013 – 2014 các em cũng đủ chuẩn đều được lên lớp 2. Mãi đến năm học này hai em học lớp 8 tại Trường Trung học Cơ Sở Cả Găng. Đây cũng là một kỷ niệm lớn và khó quên của cuộc đời tôi làm ngành giáo.
Hình ảnh học sinh đang viết bài.
Đến năm học 2016 – 2017 nhà trường cũng tiếp nhận một em khuyết tật là Lâm Quốc Huy em bị sốt bại liệt, mỗi ngày lại lên cơn (động kinh) bốn đến năm lần, làm ảnh hưởng không ít đến sức khỏe và trí nhớ của em, bị giảm sút về việc học và khó khăn cho việc tiếp thu bài, dẫn đến chậm nhớ, mau quên không theo kịp với những em bình thường.
Hình ảnh học sinh trong lớp học.
Ngày đầu tiên vào lớp 1, em thật bỡ ngỡ, chậm chạp, xem như mọi vật đều lạ đối với em. Thời gian trôi qua và em làm quen với chương trình lớp 1, mọi việc trường, lớp, mọi vật xung quanh em dần dần em hòa nhập cùng bạn trong, ngoài lớp.
Hình ảnh học sinh tập viết.
Chương trình lớp 1 đối với em lúc này không hề dễ nhưng rồi cũng nhờ sự giúp đỡ, quan tâm ở nhà trường, gia đình kịp thời hỗ trợ, kết hợp sự kiên trì của giáo viên chủ nhiệm đến nay em cũng vượt qua mọi khó khan.
Hòa nhập vào học nhóm với bạn, nói rõ, biết đếm, viết được các số từ 0 đến 99, đọc, viết được các âm, vần, tiếng, từ, câu đơn giản theo yêu cầu của giáo viên. Đến nay em biết tự học, biết giao tiếp cùng bạn, vui chơi giờ giải lao, biết giúp bạn trong học tập.
Hình ảnh học sinh làm bài tập.
Từ sự phát triển, tiến bộ của học sinh khuyết tật hòa nhập với học sinh bình thường, không phải chỉ chú ý đến trẻ khuyết tật mà phải quan tâm chung đến tất cả học sinh trong lớp. Giáo viên áp dụng phương pháp “Học mà chơi, chơi mà học” người giáo viên luôn sáng tạo, quan sát theo dõi, lôi cuốn trẻ tham gia các hoạt động đưa ra, giúp trẻ tự bộc lộ cảm nghĩ của mình mà trẻ tiếp thu được trong các hoạt động. Qua nhiều năm dạy học sinh khuyết tật hòa nhập, bản thân tôi luôn phấn khởi và cũng là động lực tiếp sức cho tôi càng thêm yêu nghề, mến trẻ hơn. Vì tất cả đã đem lại nhiều niềm vui cho bản thân trẻ bị khuyết tật cả gia đình và xã hội nhiều kỷ niệm không thể quên.
Nguồn
Lê Thị Kim Anh